Hệ thống y tế ở Uùc

Lời mở đầu

Hệ thống y tế là một nhóm từ ngữ được dùng một cách rộng rãi để mô tả một số dịch vụ, tổ chức và cá nhân cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhiều mặt trong cộng đồng xã hội. Hệ thống này bao gồm bác sĩ, bệnh viện, nhân viên xã hội, thông dịch viên, nha sĩ và những dịch vụ phúc lợi và sức khỏe khác.

Chuyện tìm hiểu tin tức và dịch vụ mà bạn cần hầu như là một công việc khó khăn quá sức, đặc biệt khi bạn đang bệnh hay nếu khả năng Anh ngữ của bạn có giới hạn. Tuy nhiên, là người đang sống với HIV/AIDS dường như bạn sẽ phải dùng đến một số dịch vụ y tế mà bạn chưa hề dùng trong quá khứ. Ðiều quan trọng là bạn phải biết dịch vụ y tế nào có sẵn và làm thế nào để bạn sử dụng được những dịch vụ này.

Bác sĩ của bạn và những nhân viên y tế trong cộng đồng của bạn là những người biết rõ cách hoạt động của hệ thống y tế. Bạn có thể nêu thắc mắc về hệ thống y tế mà không cần phải tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của bạn. Họ có thể cho bạn biết bệnh viện hoặc phòng y tế nào hay những dịch vụ nào có sẵn trong khu vực địa phương của bạn và bạn có thể liên lạc một trong những nơi này để có thêm tin tức về HIV.

Có nhiều dịch vụ y tế không tính lệ phí nếu bạn có thẻ y tế (Medicare card). Cách tính này gọi là cách tính lệ phí vào hóa đơn chung (bulk billing – người hoặc cơ quan cung cấp dịch vụ gởi hóa đơn tính lệ phí cho hệ thống Medicare trả). Nhiều bác sĩ và phòng y tế không tính lệ phí với bạn khi bạn xuất trình thẻ Medicare.

Có thể bạn vẫn phải chịu phí tổn thuốc men và tốn kém cho những thử nghiệm phụ trội. Mọi chi tiết về thẻ Medicare của bạn đều được giữ kín.

Nếu bạn có thẻ Medicare:

  • Nên hỏi xem có bulk billing hay không trước khi bạn gặp bác sĩ hoặc bất cứ nhân viên nào khác.
  • Luôn luôn đem thẻ Medicare của bạn theo khi đi bác sĩ, phòng y tế hoặc bệnh viện.

Nếu bạn không có thẻ Medicare, một vài dịch vụ như phòng y tế thuộc khoa sinh dục sẽ miễn tính lệ phí cho bạn. Luôn luôn hỏi trước xem có được miễn phí hay không trước khi dùng dịch vụ.

Nhân viên y tế cộng đồng hoặc nhân viên ở Trung Tâm Trợ Giúp Di Dân có thể giúp ý kiến cho bạn có thể xin thẻ Medicare hay không.

Bạn có thể tìm xem danh sách của những dịch vụ ở mặt sau tập sách nhỏ này để giúp bạn liên lạc hỏi thêm tin tức về HIV.

Bạn cũng có thể gọi những dịch vụ này để được hướng dẫn đến những dịch vụ thuộc khu vực địa phương của bạn.

Sau đây là tóm lược về những loại dịch vụ mà bạn sẽ có thể dùng đến.

Bác sĩ

Thường thì có thể bạn gặp bác sĩ hoặc đi dến một trung tâm y tế và gặp bất cứ bác sĩ nào đang trực.

Nhưng khi bạn bị nhiễm HIV, tìm cho được bác sĩ thích hợp là một bước quan trọng trong chuyện giữ gìn sức khỏe. Cân nhắc các loại dịch vụ y tế mà bạn cần và lựa chọn bác sĩ sao cho hợp với nhu cầu của bạn.

Bạn nên lưu ý những đề nghị sau đây:

  • Bạn nên tìm một bác sĩ mà bạn cảm thấy thoải mái khi gặp và sẽ gặp bác sĩ này thường xuyên để khám bệnh.
  • Bác sĩ của bạn phải là người có kiến thức giỏi về HIV/AIDS;
  • Bác sĩ của bạn phải có kinh nghiệm về mặt điều trị bệnh nhân HIV;
  • Bác sĩ của bạn phải được phép cho toa thuốc chống HIV (còn gọi là thuốc s100). Không phải bác sĩ nào cũng có quyền cho toa thuốc s100. Nếu bác sĩ của bạn không có phép cho toa thuốc này, thì họ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ khác có quyền cho toa.

Hoặc là bạn có thể điện thoại cơ quan AIDS Council thuộâc tiểu bang hoặc lãnh thổ của bạn, hay Hiệp Hội HIV Uùc Á để xin thêm tin tức hướng dẫn;

  • Bác sĩ của bạn thuộc khu vực địa phương để bạn có thể đến một cách dễ dàng; và
  • Bạn tin tưởng được vào khả năng chẩn đoán của bác sĩ này.

Bác sĩ của bạn phải là người có khả năng:

  • Cung cấp dịch vụ y tế;
  • Trả lời thỏa đáng những câu hỏi của bạn;
  • Giúp bạn chăm sóc sức khỏe và kê toa cho thuốc phòng ngừa sự phát triển của bệnh tật;
  • Giới thiệu bạn đến những bác sĩ chuyên khoa khi cần;
  • Sắp xếp giờ hẹn với những dịch vụ khi cần ;và
  • Kê toa cho thuốc s100.

Phòng y tế khoa sinh dục

Những phòng y tế này cung cấp nhiều dich vụ khác ngoài dịch vụ y tế bao gồm cố vấn và trợ giúp về mặt sức khỏe thuộc khoa sinh dục- kể cả HIV/AIDS.

Bạn sẽ thấy có lợi nhiều mặt khi sử dụng phòng y tế khoa sinh dục:

  • Nhân viên ở đây kinh nghiệm hơn trong lãnh vực điều trị bệnh nhân HIV/AIDS;
  • Phần lớn những phòng y tế này mở cửa trễ vào buổi tối;
  • Phần lớn những phòng y tế này không đòi hỏi bạn phải xuất trình giấy tờ nhận diện
  • Phần lớn những phòng y tế này cung cấp dịch vụ miễn phí; và
  • Phần lớn không đòi hỏi thẻ Medicare.

Bệnh viện

Có lúc bạn cần nằm bệnh viện. Thí dụ, có thể bạn sẽ phát bệnh (những chứng bệnh cơ hội thường chỉ mắc phải khi hệ thống miễn nhiễm bị yếu đi và ít khi phát triển ở người có hệ thống miễn nhiễm bình thường) và sẽ cần sự điều trị đặc biệt.

Bệnh viện có thể cung cấp những dịch vụ liên quan đến HIV mà không cần bạn phải ở lại qua đêm. Những dịch vụ này có thể rất tiện cho bạn, đặc biệt khi trong vùng bạn ở không có những dịch vụ chuyên khoa.

Bênh viện cung cấp những dịch vụ sau đây:

DỊCH VỤ NGOẠI TRÚ

  • Những toán nhân viên chuyên khoa HIV/AIDS bao gồm bác sĩ, y tá, cố vấn viên, điều dưỡng viên và chuyên viên giúp người bệnh hoạt động (Occupational therapist).
  • Y tá cộng đồng có thể trợ giúp và chăm sóc tại gia
  • Phòng phát thuốc có thể cung cấp thuốc S100 và các loại thuốc men khác
  • Phòng y tế duyệt qua những thủ tục và thử nghiệm hoặc kiểm soát liều lượng thuốc qua từng giai đoạn trong ngày.

DỊCH VỤ NỘI TRÚ

Khi bạn cần nằm bệnh viện qua đêm hoặc lâu hơn, bạn sẽ nhập viện với tư cách như bệnh nhân nội trú.

Ðôi khi bệnh viện có thể là nơi đáng sợ. Người ta sẽ hỏi bạn, thử nghiệm và yêu cầu bạn phải ký giấy đồng ý. Tất cả những thứ này khiến bạn cảm thấy căng thẳng và không thể kiểm soát mọi chuyện xảy ra chung quanh bạn, đặc biệt khi bạn không khỏe mạnh.

Nếu bạn không nói hoặc không hiểu tiếng Anh giỏi, điều quan trọng là bạn cần có người thông ngôn bên cạnh khi người ta thông báo cho bạn những tin tức về sức khỏe, thuốc men và kết quả thử nghiệm. Nếu bạn không đọc được những mẫu giấy tờ mà bạn phải ký tên, nên đợi đến khi có người thông ngôn dịch lại cho bạn hiểu.

Ðừng ngại khi phải đòi hỏi cho được một người thông ngôn, hay phải chắc chắn là bạn hiểu rõ về những thử nghiệm, phương pháp điều trị và chăm sóc mà bạn nhận được.

Nên nhớ là bạn có quyền tìm hiểu về mọi mặt trong vấn đề sự chăm sóc sức khỏe cho bạn.

Phần đông người ta không thích nằm bệnh viện. Tuy nhiên, bạn nên an tâm là trong suốt thời gian mà bạn nằm bệnh viện, nhiều nhân viên được huấn luyện kỹ lưỡng sẽ đem hết khả năng để giúp bạn chóng bình phục.

Hầu như là bạn sẽ có được một toán nhân viên chăm sóc bạn gồm có bác sĩ, y tá, cố vấn viên và điều dưỡng viên. Bạn nên tận dụng thời gian này để tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bạn và những biện pháp cần có để giúp bạn sống khoẻ trong tương lai.

Khoa cấp cứu

Có người muốn đến phòng cấp cứu của một bệnh viện lớn khi họ cần gặp một bác sĩ. Ðiều này chỉ nên làm khi bạn cần chữa trị gấp rút, hoặc trong đêm khuya khoắt, hay vào dịp cuối tuần hoặc ngày nghĩ lễ và bạn không thể nào liên lạc được bác sĩ riêng của bạn. Nếu bạn đến phòng cứu cấp khi tình trạng của bạn không khẩn cấp, bạn sẽ phải chờ rất lâu mới gặp được bác sĩ. Trong những lần đến phòng cấp cứu kế tiếp, cầm chắc là bạn sẽ khó mà gặp được cùng một bác sĩ hoặc y tá mà bạn đã gặp lần trước.

Những dịch vụ HIV/AIDS khác

Những tổ chức này đặt trọng tâm trong lãnh vực HIV/AIDS và cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau. Những dịch vụ này bao gồm cơ quan AIDS Council, các tổ chức Bệnh Nhân HIV/AIDS, một số dịch vụ y tế, và dịch vụ trợ giúp phúc lợi, thí dụ như là Bobby Goldsmith Foundation.

Cơ quan AIDS Council cung cấp:

  • Tin tức cập nhật hóa về HIV/AIDS;
  • Tin tức và trợ giúp về mặt chữa trị, nhà ở và trợ giúp tài chánh;
  • Cố vấn về mặt công ăn việc làm và các vấn đề pháp lý;
  • Chi tiết về các nhóm tương trợ cho phụ nữ, những người đồng tình luyến ái, thanh niên và những người khác;
  • Dịch vụ trợ giúp và chăm sóc tại gia; và
  • Chi tiết về những dịch vụ khác.

Các tổ chức Bênh Nhân HIV/AIDS cung cấp:

  • Tin tức cập nhật hóa về HIV/AIDS và các phương pháp điều trị;
  • Bản tin vắn về tin tức và sinh hoạt cho những người sống với HIV/AIDS;
  • Sinh hoạt xã hội cho những người sống với HIV/AIDS và
  • Tin tức về HIV/AIDS trên thế giới.

Cố vấn viên, nhân viên xã hội, tâm lý gia

Sống với chứng HIV/AIDS là điều không dễ. Cho dù bạn có bè bạn, gia đình và bạn đời hỗ trợ bạn, có những điều mà họ không thể hiểu thấu. Nhiều dịch vụ và tổ chức như là cơ quan AIDS Council, bệnh viện và các phòng y tế khoa sinh dục có cố vấn viên, nhân viên xã hội và tâm lý gia để bạn có thể nói chuyện với họ vềtình trạng nhiễm HIV.

Có thể bạn cảm thấy rất khó khăn trong lần đầu khi nói chuyện với một cố vấn viên, nhân viên xã hội hoặc tâm lý gia. Có thể bạn không cảm thấy cần phải nói chuyện với bất cứ ai về tình trạng nhiễm HIV của bạn hoặc việc kể chuyện riêng tư như vậy cho một người lạ nghe là một việc làm không thích hợp.

Gặp một cố vấn viên, một nhân viên xã hội hoặc một tâm lý gia không có nghĩa là bạn không có khả năng chịu đựng. Ngược lại, gặp một cố vấn viên là một cách để bạn có dịp nói lên cảm nghĩ của mình và tìm biện pháp để phấn đấu trong cuộc sống với HIV/AIDS. Môät cố vấn viên, nhân viên xã hội hay tâm lý gia sẽ không phê phán hoặc bình phẩm bạn vì tình trạng nhiễm HIV của bạn, vì bạn là người đồng tình luyến ái hay vì bạn xài ma túy. Có thể họ sẽ cho bạn nhiều đề nghị nhưng vẫn hỗ trợ những quyết định của bạn.

Seeing a counsellor, social worker or psychologist does not mean that you are unable to cope with your own problems. Instead, counselling provides you with an opportunity to talk about your feelings and find solutions to some of the challenges of living with HIV/AIDS. A counsellor, social worker or psychologist will not judge or condemn you for being HIV-positive, gay, lesbian or an injecting drug user. He or she may offer suggestions, but will always support you in the decisions you make.

Cố vấn viên của bạn có thể:

  • Giúp bạn tìm ra những dịch vụ thích hợp,
  • Trợ giúp bạn về mặt tinh thần,
  • Giúp bạn trong việc quyết định tiết lộ tình trạng nhiễm HIV cho người khác biết, ai là người nên biết, tiết lộ cách nào,và nếu cần có thể hiện diên khi bạn nói chuyện với những người này;
  • Ðưa bạn đi đến nơi hẹn; và
  • Giải thích cho bạn những điều bạn cần tìm hiểu.

Bạn có quyền quyết định về việc bạn có cần cố vấn hay không. Một số người hẹn gặp cùng một cố vấn viên thường xuyên, người khác lại chỉ chọn gặp cố vấn viên khi họ cảm thấy ở trong tình trạng khẩn thiết và cần thêm sự trợ giúp.

"Bác sĩ bảo cho tôi biết là tôi đã bị nhiễm HIV. Ôâng ấy không biết gì nhiều về HIV. Ôâng ta cứ bảo tôi là có những nơi mà tôi có thể đến để nhờ cậy nhưng ông ta không giúp gì cho tôi cả. Tôi trở về nhà và không buồn tìm kiếm ai giúp đỡ cả. Thật tình thì tôi không tin chút nào về việc được giúp đỡ. Tôi nghĩ tôi sẽ chết sớm và không ai có thể giúp tôi. Kế đến là tôi phát bệnh, cái chứng bệnh cơ hội ấy, khiến tôi phải nằm bệnh viện. Một nhân viên xã hội tới gặp tôi và chúng tôi chỉ nói chuyện về nỗi sợ hãi của tôi và cách sống của tôi. Tôi tiếp tục gặp bà ấy trong hai năm nay.

Chúng tôi vẫn nói về chuyện tôi lo sợ bệnh tật và chết chóc nhưng chúng tôi cũng nói về những điều hay ho trong đời tôi. Ðiều này giúp tôi rất nhiều. Thỉnh thoảng tôi vẫn còn cảm thấy như là tôi đang đi trên con đường mù mịt. Nhưng tôi đoán là tất cả chúng ta đều như vậy."

Làm thế nào sử dụng những dịch vụ bạn cần

Ðể biết tin tức thông thường về hệ thống y tế, bạn nên nói chuyện với những ai biết rõ về cách thức hoạt động của hệ thống này. Bác sĩ của hoặc một nhân viên y tế có thể giúp bạn.

  • Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để biết thêm về những dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS.
  • Nếu bạn không nói hoặc hiểu rành tiếng Anh, nên nhờ thông ngôn. Chỉ bằng cách đó bạn mới hưởng được quyền lợi khi dùng các dịch vụ này. Nên dùng một người thông ngôn chuyên nghiệp, đừng nhờ bạn bè hoặc thân nhân làm thông ngôn.
  • Luôn luôn hỏi trước xem bạn có phải trả lệ phí dịch vụ hay là dịch vụ có sẵn bulk- billing không.
  • Nếu bạn không rõ loại dịch vụ mà một tổ chức cung cấp, nên dò hỏi và đến thăm trước để xem có phải là dịch vụ mà bạn cần không.
  • Nếu có thể, hỏi thăm những bệnh nhân HIV/AIDS khác về những dịch vụ mà họ đã từng dùng và thấy hữu hiệu nhất.
  • Việc sư ûdụng các dịch vụ là tùy thuộc vào quyết định của bạn. Có thể bạn sẽ tìm thấy một tổ chức có thể cung cấp tất cả các dịch vụ mà bạn cần, hay bạn có thể dùng một số dịch vụ khác nhau cho những nhu cầu khác nhau.
  • Thỉnh thoảng, khó mà tìm được dịch vụ thích hợp cho bạn. Có thể bạn sẽ gặp phải những chậm trễ trong việc nhận những tin tức không đồng nhất và phải đi đến một số nơi khác nhau để có được những tin tức mà bạn cần. Ðiều rất cần là bạn không nên bỏ cuộc.

Nếu bạn không thích một dịch vụ, tìm thử một dịch vụ khác cho đến khi bạn tìm ra được dịch vụ thích hợp cho nhu cầu của bạn.

"Lần đầu tiên tôi nói chuyện với một cố vấn viên là khi tôi nhận đươc kết quả thử nghiệm HIV dương tính. Ông ấy cố gắng giúp tôi nhưng lúc đó tôi không thể nào suy nghĩ mạch lạc được. Tôi mất cả năm trời mới có thể kể được chuyện này cho người khác nghe và tôi đã kể cho chị tôi biết. Chị ấy sống ở Uùc lâu hơn và chị ấy đã đưa tôi trở lại phòng y tế, chỗ mà tôi đã thử nghiệm. Bây giờ thì tôi tới thường xuyên. Họ chăm sóc sức khỏe cho tôi và cho tôi nhiều tin tức về HIV/AIDS. Thỉnh thoảng tôi vẫn còn cảm thấy lo sợ cho tương lai, nhưng giờ thì tôi thấy yêu đời trở lại."

Thông Ngôn Viên

Có thể khó cho bạn tìm kiếm được dịch vụ y tế trợ giúp và tin tức, nếu như bạn không nói và hiểu được tiếng Anh.

Tuy nhiên, bạn có thể yêu cầu sự có mặt của một thông ngôn viên để giúp bạn nói chuyện với nhân viên y tế hoặc những dịch vụ khác.

Nhiệm vụ của người thông ngôn là dịch lại tường tận mọi điều bạn và người cung cấp dịch vụ nói với nhau. Một người thông ngôn không được thêm bớt vào cuộc bàn thảo bằng bất cứ giá nào.

Qua người thông ngôn bạn có thể:

  • Hiểu được mọi điều mà người cung cấp dịch vụ nói với bạn;
  • Chắc chắn là những điều bạn nói được người khác hiểu rõ;
  • Ðặt câu hỏi và yêu cầu được trả lời; và
  • Có thể hiểu và đồng ý cho thử nghiệm và điều trị.

Nhiều người không muốn dùng thông ngôn viên, đặc biệt vì lý do riêng tư hoặc vì những vấn đề tế nhị khác về sức khỏe của mình. Có thể bạn lo lắng là người thông ngôn sẽ là một người quen biết trong cộng đồng hay có thể là một người thân của bạn. Cũng như bất cứ một nhân viên y tế nào, người thông ngôn PHẢI bảo vệ chuyện kín của bạn.

Thông ngôn qua điện thoại cũng có sẵn ở bất cứ nơi nào trênnước Uùc. Ðường dây điện thoại có thể nối cuộc nói chuyện giữa bạn, người cung cấp dich vụ và người thông ngôn.

Luôn luôn tránh dùng người không có bằng thông ngôn- có thể những người này không hiểu rõ tầm nghiêm trọng trong việc bảo vệ chuyện kín của bạn, và chưa từng được huấn lụyên nay đủ về mặt chuyển ngữ tin tức (đặc biệt về mặt chuyên môn y tế). Bạn có thể nhờ sự hiện diện của một người bạn tín cẩn trong lúc gặp nhân viên y tế và thông ngôn nếu như bạn muốn.

Người ta cũng có thể sắp xếp giờ hẹn và thông ngôn viên cho bạn. Tuy nhiên bạn bè và thân nhân không nên làm nhiệm vụ thông ngôn cho bạn.

TIS : Dịch Vụ Thông Ngôn & Phiên Dịch

TIS nối bạn và nhân viên y tế với người thông ngôn qua điện thoại. Người thông ngôn bảo đảm rằng bạn và người cung cấp dịch vụ có thể hiểu nhau và tất cả các câu hỏi của bạn sẽ được trả lời. TIS là dịch vụ hoàn toàn kín đáo – người thông ngôn không cần biết bạn là ai và ngay cả bạn gọi từ đâu.

TIS phục vụ 24 giờ mỗi ngày 7 ngày mỗi tuần

Ðiện Thoại : 131450 ở bất cứ nơi nào trên nước Úc.

Người cung cấp dịch vụ của bạn có thể sắp xếp dịch vụ thông ngôn và phiên dịch hay bạn có thể tự gọi.